Chào bạn,
Tuần này, công việc của mình xoay quanh việc dự đoán, báo cáo, loại bỏ rủi ro. Mình khá lo lắng vì dự án của team vào tháng cuối nước rút, khối lượng công việc hiện tại khá lớn so thời gian, một số đầu việc chưa thể ước tính chính xác vì cần nghiên cứu thêm giải pháp kỹ thuật. Hạn cuối đã ấn định và không thể thay đổi. Cuộc họp Refinement cuối tuần trước khá căng thẳng, nên cuộc Planning đầu tuần này, mình mời leader chuyên môn tham gia cùng, nhờ anh định hướng cho team.
Rủi ro cao, thấp liên tục, làm mình khá bất an. Đến tầm giữa tuần, mình muốn xin OT cho 2 devs. Đã trình bày báo cáo rủi ro với leader chuyên môn và được đồng thuận. Đến lượt phê duyệt của Team manager (TM), mình bổ sung một ý so với bản gửi leader chuyên môn và hoá ra ý đó lại là key để gỡ rối cho team. Có một giải pháp team lựa chọn, mình thực sự không hiểu rõ. TM liên tục hỏi các câu hỏi tại sao, cho đến khi vấn đề dễ hiểu, các lựa chọn đều được đặt lên bàn một cách rõ ràng nhất. Và mọi người đồng thuận một giải pháp đơn giản hơn rất nhiều.
Mình suy nghĩ về bài học này: Không cần quá hiểu về kiến thức kỹ thuật công nghệ, chỉ cần dùng các câu hỏi logic thông thường (Why?), đã giải quyết vấn đề.
Mình đã không sử dụng tư duy nguyên bản, mặc định đó đã là giải pháp tốt nhất. Để người khác đóng khung cách giải quyết vấn đề.
Đưa ra các giả thuyết nhưng lại tin là sự thật, ít kiểm chứng lại.
Có những thứ không thể rõ ràng ngay thời điểm đó, cần thời gian nghiên cứu, thực làm. Có những thứ chỉ cần hỏi nhiều câu hỏi Why là tìm được ngay đáp án.
Đây chính là lúc những framework tư duy phát huy tác dụng, nếu mình thực hiểu và áp dụng First principle thinking thì có thể gỡ rối cho team.
Trong giai đoạn này, team triển khai chu kỳ phát triển sản phẩm phức tạp hơn bình thường, đồng thời phát triển 3 tính năng, gối đầu trong 1 Sprint. Sprint goal phân tán.
Mình đã áp dụng 2 cải tiến mới:
Tăng sự rõ ràng trong công việc, giúp dự đoán rủi ro tốt hơn:
Dọn dẹp là Ticketboard (tool theo dõi công việc của team), hướng dẫn, hỗ trợ team chuyển đúng trạng thái của công việc đang làm — dữ liệu cần phản ánh đúng thực trạng của vấn đề.
Thay đổi cách báo cáo trong Daily:
Từ từng người báo cáo qua & nay làm gì → đề cập từng đầu cụm công việc (Epic, Story, những task phát sinh quan trọng), các thành viên báo cáo tiến độ công việc, liên qua đến những đầu mục đó.
Thử nghiệm framework báo cáo:
What: hiện trạng, công việc đang như thế nào?
So what: phân tích, vậy thì sao?
Now what: đề xuất, cần làm gì tiếp?
Câu hỏi của tuần
Có giải pháp nào đơn giản hơn không?
Framework tư duy của tuần
Trải qua tình huống giải quyết vấn đề tuần qua, mình nhận ra framework này có tính ứng cao, cần nhắc nhở bản thân thường xuyên. Bạn thử nghiên cứu và áp dụng nhé.
Nguồn: https://addyosmani.com/blog/first-principles-thinking-software-engineers/
Gợi ý
Kênh Vietbusiness: Đầu tư gì cho bản thân để đón cơ hội khi kinh tế phục hồi
Bài học về nâng cấp bản thân, học tập liên tục, đầu tư vào sở thích.
2. Kênh Podcast The Present Writer: Điều khó nói về tiền
Thay đổi tư duy về tiền, bước đầu đầu tư và thoải mái khi nói về tiền.
3. Kênh Cấy Nền Radio: Luật Hấp Dẫn của Vũ Trụ. GS. Phan Văn Trường
Bạn tạo ra sức hấp dẫn khi bạn có văn hoá, trí tuệ, nội lực, tạo ra giá trị cho xã hội.